Phật pháp ứng dụng Trong tay định mệnh

Một võ tướng nỗi danh của Nhật tên là Nobunaga quyết định tấn công đối phương tuy lực lượng trong tay chỉ có bằng một phần mười của đối thủ. Y biết rằng y sẽ thắng tuy quân lính thì nghi ngờ.

Trên đường hành quân, y dừng lại tại một ngôi đền thần (Shinto) và tuyên bố với đám quân rằng: "Sau khi thăm đền ta sẽ gieo quẽ bằng đồng tiền; nếu là đầu, chúng ta thắng; nếu đuôi, chúng ta thua. Ðịnh mệnh đã an bài như vậy."

Nobunaga vào đền và yên lặng cầu nguyện. Y bước ra rồi gieo đồng tiền. Mặt đầu. Quân lính phấn khởi và thắng trân đánh dễ dàng.

"Không ai có thể thay đổi được định mệnh," kẽ hầu cận nói với Nobunaga sau trận đánh.

"Dĩ nhiên là không," Nobunaga bảo, đưa cho thấy đồng tiền hai mặt có hình đầu giống nhau.

Xem thêm:

Trong tay định mệnh

Phật pháp ứng dụng Trong tay định mệnh

Một võ tướng nỗi danh của Nhật tên là Nobunaga quyết định tấn công đối phương tuy lực lượng trong tay chỉ có bằng một phần mười của đối thủ. Y biết rằng y sẽ thắng tuy quân lính thì nghi ngờ.

Trên đường hành quân, y dừng lại tại một ngôi đền thần (Shinto) và tuyên bố với đám quân rằng: "Sau khi thăm đền ta sẽ gieo quẽ bằng đồng tiền; nếu là đầu, chúng ta thắng; nếu đuôi, chúng ta thua. Ðịnh mệnh đã an bài như vậy."

Nobunaga vào đền và yên lặng cầu nguyện. Y bước ra rồi gieo đồng tiền. Mặt đầu. Quân lính phấn khởi và thắng trân đánh dễ dàng.

"Không ai có thể thay đổi được định mệnh," kẽ hầu cận nói với Nobunaga sau trận đánh.

"Dĩ nhiên là không," Nobunaga bảo, đưa cho thấy đồng tiền hai mặt có hình đầu giống nhau.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Gudo và Hoàng Đế

Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Ðúng vậy không?"

Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."

Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẽ giác ngộ đi về đâu khi chết?"

Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."

"Tại sao thiền sư lại không biết?" nhà vua hỏi.

"Bởi vì bần tăng chưa chết," Gudo trả lời.

Hoàng đế miễn cưởng hỏi thêm những điều mà nhà vua không lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà vua đốn ngộ!

Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị
thầy yêu quí an giấc nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.

Xem thêm:

Gudo và Hoàng Đế

Phật pháp ứng dụng Gudo và Hoàng Đế

Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Ðúng vậy không?"

Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."

Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẽ giác ngộ đi về đâu khi chết?"

Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."

"Tại sao thiền sư lại không biết?" nhà vua hỏi.

"Bởi vì bần tăng chưa chết," Gudo trả lời.

Hoàng đế miễn cưởng hỏi thêm những điều mà nhà vua không lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà vua đốn ngộ!

Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị
thầy yêu quí an giấc nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Không nước - không trăng

Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.

Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gổ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.

Ðể ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:
Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũ
Sợi niềng tre đã yếu và sắp đứt
Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra
Chẳng còn nước trong thùng
Chẳng còn trăng trong nước

Xem thêm:

Không nước - không trăng

Phật pháp ứng dụng Không nước - không trăng

Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.

Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gổ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.

Ðể ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:
Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũ
Sợi niềng tre đã yếu và sắp đứt
Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra
Chẳng còn nước trong thùng
Chẳng còn trăng trong nước

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Không có lòng nhân

Trung hoa, có một bà lão đã tận tình săn sóc cho một vị tăng hơn hai mươi năm. Bà đã xây một thảo am và lo cơm nước cho ông ta để chuyên tọa thiền. Ðến một hôm bà muốn thử xem ông đã tu hành đến đâu. Bà đi tìm được một cô gái xuân tình phơi phới.

"Ðến ôm ổng," bà bảo cô gái, "rồi hỏi ổng: Bây giờ làm trò gì nữa? "
Cô gái liền tìm đến vị tăng và chẳng bõ mất thì giờ nhào vào ôm và vuốt ve ông ta, rồi hỏi ông ta làm gì tiếp.

"Một cổ thụ mọc trên đá lạnh vào mùa đông," vị tăng trả lời một cách văn hoa. "Còn đâu lửa lòng." 

Cô gái trở về thuật lại tự sự.

"Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!" Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y đã không rũ lòng giải thích cho cô. Y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."

Nói liền, bà đến đốt rụi thảo am.

Xem thêm:

Không có lòng nhân

Phật pháp ứng dụng Không có lòng nhân

Trung hoa, có một bà lão đã tận tình săn sóc cho một vị tăng hơn hai mươi năm. Bà đã xây một thảo am và lo cơm nước cho ông ta để chuyên tọa thiền. Ðến một hôm bà muốn thử xem ông đã tu hành đến đâu. Bà đi tìm được một cô gái xuân tình phơi phới.

"Ðến ôm ổng," bà bảo cô gái, "rồi hỏi ổng: Bây giờ làm trò gì nữa? "
Cô gái liền tìm đến vị tăng và chẳng bõ mất thì giờ nhào vào ôm và vuốt ve ông ta, rồi hỏi ông ta làm gì tiếp.

"Một cổ thụ mọc trên đá lạnh vào mùa đông," vị tăng trả lời một cách văn hoa. "Còn đâu lửa lòng." 

Cô gái trở về thuật lại tự sự.

"Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!" Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y đã không rũ lòng giải thích cho cô. Y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."

Nói liền, bà đến đốt rụi thảo am.

Xem thêm:
Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng Thiền sư Huyền Quang

Văn Nôm của Huyền Quang thế nào? Sau đây ta hãy đọc vài đoạn đầu trong bài phú Vịnh Chùa Hoa Yên:

Buông niềm trần tục Náu tới Hoa Yên
Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy
Gió tiên đưa đòi bước thần tiên 
Bầu đủng đỉnh giang hòa thế giới 
Giày thong thả dạo khắp sơn xuyên

Ðất phúc địa nhận xem luống kể 
Kể bao nhiêu dư trăm phúc địa.
Trời thiền nhiên hiệp thâu thửa lạ 
Lạ hơn ba mươi sáu thiền thiên

Thấy đây:

Ðất tựa vàng lên Cảnh bằng ngọc đúc
Mây năm thức che phủ đền Nghiêu 
Non nghìn tầng quanh co đường Thục
La đá tầng thê dốc, một hòn ôm vịn một hòn

Dòng nước chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc
Cỏ chiều gió lướt dạm vui vui
Non tạnh mưa dầm màu thúc thúc 
Ngàn cây phi Cánh Phượng, vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn

Hang nước tưới Hàm Rồng nhả lí châu hột săn mục mục
Nhựa đông hổ phách, sáng khắp rừng thông
Da điểm đồi mồi, đổng hỏa vườn trúc 
Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành

Ðiện ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc
Cảnh tốt hòa lành Ðồ tựa vẽ tranh
Chỉn ấy Trời thiêng mở khéo 
Nhèn chi vua Bụt tua hành 

Hồ sen trương tán lục
Suối trúc bấm đàn tranh
Ngự sử mai hai hàng chầu rập
Trượng phu tùng mấy chạnh phò oanh 

Phỉ thúy sắp hai hàng loan phượng
Tử vi bày liệt vị công khanh 
Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng 
Vượn bồng con kề cửa nghe kinh

Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhè nhẹ
Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc, núi xanh xanh...

THỜI KỲ HƯNG THỊNH CHẤM DỨT

Phật Giáo Trúc Lâm, sau Huyền Quang, không còn hưng thịnh nữa. Ðây có phải lỗi của Huyền Quang không? Nếu có, thì đó là lỗi gì? Phải chăng Huyền Quang đã không tìm được người xứng đáng để kế vị gánh vác việc lãnh đạo giáo hội? Tại sao không có ai nói tới đệ tứ tổ Trúc Lâm trong khi truyền thống Trúc Lâm tiếp tục từ An Tâm xuống Phù Vân, từ Phù Vân xuống Vô Trước và cứ thế truyền mãi tới về sau?

Một điều ta có thể ghi nhận là Huyền Quang nhận trách vụ lãnh đạo giáo hội lúc ông đã 77 tuổi. Ông đã chán việc ngoài đời, không ưa giao du liên lạc với vua quan trong triều nữa. Ông ở yên trong núi Côn Sơn. Có lẽ ông đã ủy thác mọi việc cho quốc sư An Tâm. An Tâm đã bất lực trong công việc lãnh đạo giáo hội chăng? Ðiều này ta không thể trả lời được. 

Dù An Tâm có tài có sức nhưng khó mà duy trì được sự hưng thịnh của Phật Giáo Trúc Lâm khi mà xã hội bắt đầu phân hóa chia rẽ vì lý do tranh chấp ý thức hệ, khi mà các nhà lãnh đạo quốc gia không có khả năng đoán đúng người, khi mà nho thần nghĩ rằng chỉ có Nho Giáo mới lãnh đạo Thánh, còn Phật Giáo là tín ngưỡng có hại cho quốc gia. Hơn nữa, một giáo hội dựa quá nhiều trên thế lực triều đình để phát triển mà không biết quay về tìm thế đứng trong dân gian, thì một khi sự ủng hộ triều đình không còn, giáo hội ấy hẳn nhiên sẽ thiếu lưng tựa và hiện tượng suy đồi là chuyện hiển nhiên phải tới.

Xem thêm:

Thiền sư Huyền Quang


Phật pháp ứng dụng Thiền sư Huyền Quang

Văn Nôm của Huyền Quang thế nào? Sau đây ta hãy đọc vài đoạn đầu trong bài phú Vịnh Chùa Hoa Yên:

Buông niềm trần tục Náu tới Hoa Yên
Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy
Gió tiên đưa đòi bước thần tiên 
Bầu đủng đỉnh giang hòa thế giới 
Giày thong thả dạo khắp sơn xuyên

Ðất phúc địa nhận xem luống kể 
Kể bao nhiêu dư trăm phúc địa.
Trời thiền nhiên hiệp thâu thửa lạ 
Lạ hơn ba mươi sáu thiền thiên

Thấy đây:

Ðất tựa vàng lên Cảnh bằng ngọc đúc
Mây năm thức che phủ đền Nghiêu 
Non nghìn tầng quanh co đường Thục
La đá tầng thê dốc, một hòn ôm vịn một hòn

Dòng nước chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc
Cỏ chiều gió lướt dạm vui vui
Non tạnh mưa dầm màu thúc thúc 
Ngàn cây phi Cánh Phượng, vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn

Hang nước tưới Hàm Rồng nhả lí châu hột săn mục mục
Nhựa đông hổ phách, sáng khắp rừng thông
Da điểm đồi mồi, đổng hỏa vườn trúc 
Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành

Ðiện ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc
Cảnh tốt hòa lành Ðồ tựa vẽ tranh
Chỉn ấy Trời thiêng mở khéo 
Nhèn chi vua Bụt tua hành 

Hồ sen trương tán lục
Suối trúc bấm đàn tranh
Ngự sử mai hai hàng chầu rập
Trượng phu tùng mấy chạnh phò oanh 

Phỉ thúy sắp hai hàng loan phượng
Tử vi bày liệt vị công khanh 
Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng 
Vượn bồng con kề cửa nghe kinh

Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhè nhẹ
Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc, núi xanh xanh...

THỜI KỲ HƯNG THỊNH CHẤM DỨT

Phật Giáo Trúc Lâm, sau Huyền Quang, không còn hưng thịnh nữa. Ðây có phải lỗi của Huyền Quang không? Nếu có, thì đó là lỗi gì? Phải chăng Huyền Quang đã không tìm được người xứng đáng để kế vị gánh vác việc lãnh đạo giáo hội? Tại sao không có ai nói tới đệ tứ tổ Trúc Lâm trong khi truyền thống Trúc Lâm tiếp tục từ An Tâm xuống Phù Vân, từ Phù Vân xuống Vô Trước và cứ thế truyền mãi tới về sau?

Một điều ta có thể ghi nhận là Huyền Quang nhận trách vụ lãnh đạo giáo hội lúc ông đã 77 tuổi. Ông đã chán việc ngoài đời, không ưa giao du liên lạc với vua quan trong triều nữa. Ông ở yên trong núi Côn Sơn. Có lẽ ông đã ủy thác mọi việc cho quốc sư An Tâm. An Tâm đã bất lực trong công việc lãnh đạo giáo hội chăng? Ðiều này ta không thể trả lời được. 

Dù An Tâm có tài có sức nhưng khó mà duy trì được sự hưng thịnh của Phật Giáo Trúc Lâm khi mà xã hội bắt đầu phân hóa chia rẽ vì lý do tranh chấp ý thức hệ, khi mà các nhà lãnh đạo quốc gia không có khả năng đoán đúng người, khi mà nho thần nghĩ rằng chỉ có Nho Giáo mới lãnh đạo Thánh, còn Phật Giáo là tín ngưỡng có hại cho quốc gia. Hơn nữa, một giáo hội dựa quá nhiều trên thế lực triều đình để phát triển mà không biết quay về tìm thế đứng trong dân gian, thì một khi sự ủng hộ triều đình không còn, giáo hội ấy hẳn nhiên sẽ thiếu lưng tựa và hiện tượng suy đồi là chuyện hiển nhiên phải tới.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mưa và hoa bưởi

Long lanh từng giọt lệ trời
Rơi trên lá bưởi xanh ngời diệu âm 
Tuyết hoa trắng,
Nở từ tâm

Thiện Tài Đồng Tử khiêm cung bước vào 
Mây đen thấp,
Mây xanh cao
Tiếng mưa đẫm tiếng ca dao mẹ già 

À … Ơi …
Cây bưởi đơm hoa
Xin thơm suốt cõi Ta-bà vô minh 
Nhân gian còn quá điêu linh

Nên hoa bưởi vẫn tụng kinh sớm chiều 
Bên sông,
Đò vắng buông neo 
Hóa thân hạt cát, 
Trôi theo thủy triều …

Xem thêm:

Mưa và hoa bưởi

Phật pháp ứng dụng Mưa và hoa bưởi

Long lanh từng giọt lệ trời
Rơi trên lá bưởi xanh ngời diệu âm 
Tuyết hoa trắng,
Nở từ tâm

Thiện Tài Đồng Tử khiêm cung bước vào 
Mây đen thấp,
Mây xanh cao
Tiếng mưa đẫm tiếng ca dao mẹ già 

À … Ơi …
Cây bưởi đơm hoa
Xin thơm suốt cõi Ta-bà vô minh 
Nhân gian còn quá điêu linh

Nên hoa bưởi vẫn tụng kinh sớm chiều 
Bên sông,
Đò vắng buông neo 
Hóa thân hạt cát, 
Trôi theo thủy triều …

Xem thêm:
Đọc thêm..